NƯỚC MỸ CÓ BAO NHIÊU ĐẢNG?

NƯỚC MỸ CÓ BAO NHIÊU ĐẢNG?

N.T.T.HÂN - Dec 29, 2023 - Chia sẻ:

Hệ thống và diễn biến chính trị của Mỹ luôn được thế giới quan tâm. Hãy cùng AVSEB-5 tìm hiểu rõ hơn về cách chính trị Mỹ vận hành để chuẩn bị cho cuộc sống mới tại xứ cờ hoa nhé!

Một nền kinh tế lớn mạnh, những đô thị phồn vinh, một nền giải trí xu hướng toàn cầu và hàng triệu điểm thu hút khác của nước Mỹ đều được điều hành dưới bộ máy chính phủ có trật tự, tổ chức cũng như pháp luật mang tính kỉ luật. Hằng năm, chính trị Mỹ được vô số người dân trên thế giới quan tâm, nhưng thật sự hiểu rõ về tổ chức nhà nước của Mỹ khi quyết định nhập cư vào đất nước này là một điều vô cùng cần thiết.

Có bao nhiêu Đảng tại Mỹ?

Nước Mỹ có rất nhiều Đảng lớn nhỏ khác nhau đang hoạt động trong môi trường chính trị Mỹ bao gồm Đảng Liên hiệp Tự do (Libertarian Party), Đảng Xanh (Green Party USA), Đảng Công nhân (Socialist Party) hay Đảng Hiến pháp (Constitution Party)...

Tuy nhiên, giàu truyền thống và hoạt động lâu đời nhất trong hệ thống chính trị Mỹ chính là Đảng Cộng hòa (Republician Party)Đảng Dân chủ (Democratic Party).

Đảng Cộng hòa

Đảng Cộng hòa, tiếng Anh là Republician Party là một trong hai Đảng lớn nhất nước Mỹ và cũng là Đảng có sự ảnh hưởng lớn trong xuyên suốt lịch sử chính trị của nước Mỹ. Đảng này được thành lập vào năm 1854, có nguồn gốc từ phong trào chống nô lệ. Trong Đảng Cộng hòa có đa dạng về chủng tộc, tôn giáo hay thậm chí là tầng lớp xã hội, và trọng tâm hoạt động của Đảng thường là ở các vùng nông thôn ở miền Nam nước Mỹ.

 

 

Biểu tượng của Đảng Cộng hòa là con voi

 

Đảng Cộng hòa này đã đề bạt được nhiều đời Tổng thống lên nhậm chức bao gồm Abraham Lincoln, Ronald Reagan hay George W. Bush.

Các nguyên tắc hoạt động cùa Đảng Cộng hòa bao gồm:

  • Tôn trọng quyền cá nhân như tự do ngôn luận, tự do kinh doanh hay tự do cá nhân.
  • Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền tự do kinh tế cũng như giảm quyền lực hay tác động của chính phủ lên kinh tế nước Mỹ, toàn quyền cho doanh nghiệp tự do kinh doanh.
  • Ủng hộ giảm thuế nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế
  • Ủng hộ quyền tự quyết của mỗi bang và các giá trị gia đình truyền thống
  • Ưu tiên an ninh quốc phòng của nước Mỹ lên hàng đầu

Đảng Dân chủ

Bên cạnh Đảng Cộng hoà, một Đảng lớn khác của Hoa Kỳ chính là Đảng Dân chủ (tiếng Anh: Democratic Party) thành lập vào năm 1828 và tương tư như Đảng Cộng hòa, Đảng này tác động lớn đến nền chính trị nước Mỹ. Hai Đảng này luôn cạnh tranh và tạo nên sự đa dạng trong hệ thống chính trị nước Mỹ, tạo tiền đề cho người dân tự do đưa ra quan điểm cá nhân khi tham gia vào quyền bầu cứ hay bất kì quyền nào khác liên quan đến chính trị tại Mỹ.

 

Biểu tượng của Đảng Dân chủ

 

Đảng Dân chủ cũng có sự đa dạng về tôn giáo, chủng tộc và tầng lớp xã hội, hoạt động trọng điểm trong những đô thị lớn và miền Đông nước Mỹ. Đảng Dân chủ đã đưa một số Tổng thống lên nhậm chức như John F. Kennedy hay Barack Obama..

Một số nguyên tắc hoạt động của Đảng Dân chủ:

  • Đảng Dân chủ tập trung vào an sinh xã hội, quan tâm đến những quyền lợi xã hội, quyền liên quan đến lao động hay quyền bình đẳng
  • Tôn trọng quyền tự do cá nhân bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo hay tự do liên quan đến sinh sản, sức khỏe
  • Ủng hộ những chính sách cởi mơ về di trú, hợp tác quốc tế hay những vấn đề liên quan đến thương mại
  • Ủng hộ mở rộng hệ thống giáo dục công hay chăm sóc sức khỏe và những chính sách bảo trợ xã hội
  • Đảng quan tâm đến môi trường và biến đổi khí hậu

Những bất lợi khi hai Đảng tồn tại song song

 

Sự đối lập của hai Đảng có gây nhiều hệ lụy trong hệ thống chính trị Mỹ

 

Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cùng hoạt động trong hệ thống chính trị Mỹ vốn dĩ sẽ mang lại sự tự do cho người dân trong việc lựa chọn quan điểm chính trị, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại những hệ lụy cần lưu ý.

  • Có thể dẫn đến căng thẳng chính trị: Bất đồng quan điểm có thể xảy ra, vô hình chung sẽ dẫn đến những căng thẳng và không có tiếng nói chung khi đưa ra quyết định cũng như đạt được sự đồng thuận liên quan đến chính sách hay luật pháp quốc gia.
  • Mất cân bằng quyền lực: Các Đảng nhỏ hơn sẽ bị mất lợi thế bởi sự ưu ái và sự tập trung đều được đặt lên hai Đảng lớn, dẫn đến những bên yếu thế hơn khó mà có tiếng nói trong những quyết định chính trị quan trọng.
  • Đóng băng: Chính trị nước Mỹ có thể bị đóng băng một thời gian khi những quyết định và ý kiến đối lập nhau, kéo dài tình trạng này gây đình trệ trong công tác chính trị, mất nhiều thời gian khi quyết định được ban hành.
  • Hướng đi thiếu nhất quán: Sự thay đổi quyền lực liên tục có thể gây ảnh hưởng tiêu cực, tạo nên sự bất ổn cũng như thiếu ổn định khi thực thi những chương trình cộng đồng hay lớn hơn là phương hướng phát triển của toàn nước Mỹ.

Mọi thắc mắc liên quan đến Chương trình đầu tư định cư EB5 và dự án EB5 River Oak, xin vui lòng liên hệ 0938613062 hoặc vietnam@avseb5.com.

Trung tâm vùng AVSEB-5

 

 

 

 

Tags: EB5, DỰ ÁN EB5, TRUNG TÂM VÙNG,

DỰ ÁN EB5 RIVER OAK - DỰ ÁN ĐẦU TƯ EB5 CHUẨN TEA

YÊU CẦU TƯ VẤN