Đề xuất của Chủ tịch AVS lên ban điều hành Văn Phòng Xử Lý Thị Thực Chương Trình Đầu Tư  (IPO)

Đề xuất của Chủ tịch AVS lên ban điều hành Văn Phòng Xử Lý Thị Thực Chương Trình Đầu Tư (IPO)

MONICA N. PHẠM - Jan 03, 2018 - Chia sẻ:

Theo chính sự xác nhận của USCIS trong cuộc họp các bên liên quan vào ngày 7/11/2017, cơ quan này tiếp tục phải vật lộn với lượng hồ sơ I-526 khổng lồ và chưa có giải pháp cải thiện ngay lập tức. Luật sư Suzanne Lazicki, một nhà quan sát độc lập sắc bén nhất về ngành EB-5, trong bài viết mới nhất của mình, đã nêu các chi tiết đằng sau dữ liệu tồn đọng, phân tích các yếu tố và nguyên nhân liên quan. Phó giám đốc IPO Julia Harrison giải thích trong cuộc họp tháng 11 rằng mặc dù USCIS có thể đưa ra thời gian xử lý trung bình, thời gian xét duyệt thực tế cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí chờ phê duyệt của hồ sơ đó tại USCIS đang ở đâu, chất lượng/ khả năng được phê duyệt của các hồ sơ xếp trước, và "chất lượng và tính rõ ràng" của chính hồ sơ được đến lượt xem xét. Nói cách khác, khi nói đến phê duyệt I-526, tính chi tiết trong từng hồ sơ là đặc biệt quan trọng (" the devil is in the details”), và tôi hoàn toàn đồng ý với Bà Harrison về điều này.

"Đề xuất mang tính xây dựng" của tôi với IPO nhằm góp ý kiến giúp cơ quan phụ trách này quản lý và giải quyết được tình trạng tồn đọng hồ sơ I-526. Đề xuất của tôi phản ánh góc nhìn của một người đã và đang công tác lâu năm trong lĩnh vực cấp xét thị thực Mỹ từ cuối những năm 80, trước tiên với tư cách là Lãnh sự viên phụ trách bộ phận cấp thị thực Mỹ, sau đó là tư cách của một luật sư nhập cư và hiện nay, là người thành lập và đứng đầu Trung tâm vùng American Venture Solutions EB-5 trong hơn 6 năm qua. Giải pháp đề xuất của tôi trong việc giải quyết lượng hồ sơ tồn đọng của đơn I-526 lên IPO với một phương pháp thực hiện rõ ràng và có thể tiến hành ngay được, không chỉ xử lý được vấn đề tồn đọng I-526 trong vòng vài tháng mà đề xuất còn là một phương thức để quản lý lượng hồ sơ nộp mới, giúp IPO sử dụng nguồn nhân lực luôn sẵn sàng đáp ứng các yếu tố biến động như vấn đề tồn đọng hồ sơ theo hạn mức thị thực từng quốc gia, sự quá hạn xử lý theo luật định, và các vấn đề tương tự. Và nó không làm ảnh hưởng đến lợi ích của bất kỳ nhóm nhà đầu tư EB-5 từ quốc gia khác nhau đang chờ kết quả I-526. Thực trạng:

  • Theo số liệu thống kê gần đây nhất do USCIS cung cấp, tổng số 30.252 đơn đang chờ giải quyết tại Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) vào tháng 11 năm 2017. Trong đó 26.725 người đến từ Trung Quốc đại lục, quốc gia duy nhất hiện đang phải đối mặt với việc cắt giảm thị thực vì nhu cầu xin thị thực EB-5 quá cao... chiếm 88,3% tổng số đơn xin thị thực.
  • Mặc dù Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng các nhà đầu tư EB-5 Trung Quốc mới nộp hồ sơ có thể phải chờ ít nhất 10 năm để có được thẻ xanh vì tình trạng tồn đọng nhưng lượng hồ sơ nộp mới năm 2017 vẫn tăng 17% so với năm 2016.

Từ thực tế hiện hữu, chúng ta có thể dễ dàng suy luận rằng số lượng hơn 30.000 hồ sơ bị tồn đọng một phần là do NVC KHÔNG THỂ chuyển tiếp đơn I-526 được duyệt tới văn phòng phụ trách cấp thị thực Mỹ ở Trung Quốc vì Ngày ưu tiên – Priority date bị hoãn với tất cả các nhà đầu tư Trung Quốc đã nộp hồ sơ EB-5. Nói cách khác, sau khi USCIS xem xét và duyệt đơn I-526 của một nhà đầu tư Trung Quốc, đơn vẫn PHẢI ở trong tình trạng chờ, không được chuyển sang giai đoạn xem xét lãnh sự do hết hạn mức cấp thị thực cho người Trung Quốc ... Trong 10 trường hợp phê duyệt có đến 9 hồ sơ bị rơi vào tình trạng này!

Đề xuất của tôi rất đơn giản: IPO cần giải quyết cả lượng hồ sơ tồn hiện tại đang chờ xem xét đồng thời với các đơn I-526 nộp mới chia thành hai nhóm phân định cụ thể:

  1. Đơn I-526 đến từ các quốc gia chưa bị phát sinh hiện tượng vượt hạn mức thị thực hoặc
  2. Đơn I-526 đến từ các quốc gia đang bị xếp vào nhóm bị hạn chế thị thực do tồn đọng hồ sơ.

Hiện tại, chỉ có Trung Quốc mới rơi vào trường hợp thứ hai nhưng nếu dự đoán ông Charles Oppenheim, Trưởng Phòng Kiểm soát và Báo cáo Thị thực – người biết rõ nhất về tình trạng trì trệ cấp xét thị thực và mức độ ảnh hưởng của Ngày ưu tiên, là Đúng, thì các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, và các nước khác cũng đang chuẩn bị đối mặt với tình trạng tồn đọng hồ sơ do nhu cầu quá mức đối với thị thực EB-5.

Tại sao lại có sự trì hoãn không cần thiết đối với sự nhập cư của những nhà đầu tư EB-5 khi họ đáng ra có thể được di dân đến Mỹ ngay bây giờ? Việc chia tách xử lý nhóm đơn I-526 sẽ giúp IPO có thể định hướng các nguồn lực hiệu quả nhất bằng cách tách tất cả các I-526 đang chờ giải quyết thành hai nhóm: nhóm có thể được duyệt NGAY và nhóm CHƯA ĐƯỢC duyệt NGAY. Trong trường hợp một, IPO có thể xử lý đơn I-526 theo hạn quy định thông thường, nhận hồ sơ, phát hành biên nhận, và xem xét hồ sơ ngay lập tức, chuyển tiếp đến NVC. Nhưng đối với trường hợp hai thì hiện tại chỉ có đương đơn Trung Quốc gặp phải. Tuy nhiên, đương đơn từ các quốc gia khác cũng có thể bị áp dụng trong tương lai gần - IPO nên:

  • Tiếp nhận đơn I-526.
  • Xác nhận hồ sơ/phí, v.v. đã được nộp.
  • Phát hành biên nhận, xác định Ngày ưu tiên.
  • Bảo lưu việc xét duyệt theo thứ tự nộp của hồ sơ căn cứ theo Ngày ưu tiên cho đến khi lịch chiếu khán thị thực thực tế khớp với Ngày ưu tiên của các hồ sơ đang xếp hàng chờ cấp xét tại IPO.

Ý kiến về lộ trình xét duyệt I-526 chia hai nhóm có thể không hợp ý một số người nào đó, nhưng thật ra nó hoàn toàn không gây ra tác động bất lợi nào cho đương đơn Trung Quốc đang chờ xét duyệt hay bất kỳ nhà đầu tư đến từ quốc gia nào rơi vào tình trạng vượt hạn mức thị thực tương tự. Đối với bất kỳ người nhập cư tương lai nào đang vướng tình trạng bị trì hoãn xử lý hồ sơ – tôi không phân biệt loại thị thực Đầu tư EB-5 hay Bảo lãnh anh chị em - điều quan trọng duy nhất chính là Ngày ưu tiên, ngày xác định vị trí của hồ sơ chờ đợi đến lượt xem xét. Tôi đệ trình đề xuất với IPO vì họ đang dành thời gian để xử lý 90% hồ sơ tồn đọng nhưng các hồ sơ này không thể được cấp thẻ xanh trong vòng 10 năm tới thậm chí có thể lâu hơn nữa.

Cách xử lý của IPO hiện tại không chỉ không giải quyết được vấn đề cho các quốc gia bị vượt hạn mức cấp thị thực mà còn làm ảnh hưởng tiến độ di dân của nhà đầu tư từ các quốc gia khác. Là một cựu quan chức thị thực đã cấp xét nhiều trường hợp xin thị thực nhập cư phải chờ đợi nhiều năm trong khi đáng ra hồ sơ của họ đã có thể được xử lý nhanh hơn, tôi nhận thức sâu sắc rằng thời gian từ việc xét đơn xin nhập cư cho đến cuộc phỏng vấn tại lãnh sự càng dài, thì khối lượng công việc càng nhiều cho người phê duyệt và càng gây áp lực lớn hơn cho viên chức phụ trách cuối cùng trong quy trình cấp xét thị thực nhập cư Mỹ cho một hồ sơ. Việc khiến cho người nào đó bị kẹt lại nước sở tại nhiều tuần hoặc nhiều tháng để rồi phải "nộp bổ sung" tài liệu cần thiết để được cấp thị thực di dân là một sự lãng phí khổng lồ về thời gian và gây ra nhiều khó khăn về tài chính cũng như sự chia cắt gia đình. Tại sao không hoãn việc xem xét hồ sơ từ quốc gia vượt hạn mức thị thực để rút ngắn thời gian phê duyệt của IPO và thời gian cấp thị thực tại lãnh sự, giúp tăng độ chính xác và tức thời trong thông tin của hồ sơ đang có để xét và cấp thị thực tại lãnh sự được nhanh chóng hơn?

Sẽ thế nào nếu IPO tập trung thời gian xử lý 10% còn lại của tổng lượng hồ sơ và 10% này thuộc quốc gia chưa bị vượt hạn mức thị thực? Hãy hình dung nếu chúng ta có thể giúp 3.000 nhà đầu tư EB-5 sau khi có chấp thuận I-526 đi thẳng vào NVC để được phê duyệt lãnh sự mà không phải lo lắng việc xác định Ngày ưu tiên? 3.000 gia đình nhà đầu tư EB-5 có thể nhanh chóng nhập cảnh vào Mỹ và mang theo tinh hoa, sự thành công trong kinh doanh, sự năng động của họ đóng góp cho nền kinh tế của Mỹ. Các đương đơn Trung Quốc - và bất cứ quốc gia nào khác vẫn nhanh chóng được xác định Ngày ưu tiên, mỗi nhà đầu tư được đảm bảo vị trí ưu tiên của họ trong hàng chờ và được USCIS giám sát cẩn thận để đảm bảo rằng khi lịch chiếu khán thị thực khớp với Ngày ưu tiên của họ, hồ sơ sẽ được xét ngay và chuyển cho NVC để gia đình nhà đầu tư được dự phỏng vấn tại lãnh sự theo đúng thời hạn xử lý tại thời điểm đó.

Điều này rất khả thi, nó không đòi hỏi bất kỳ sự thay đổi nào về quy định, và không có tranh cãi nào đối với đề xuất; Khi còn là viên chức của Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Ciudad Juarez, Mexico vào cuối những năm 80, nơi tôi công tác là cơ quan xét duyệt thị thực số một của chính phủ Mỹ trên toàn thế giới; yêu cầu thực tế buộc chúng tôi phải thực hiện một số biện pháp hành chính tương tự để giải quyết khối lượng công việc mà chúng tôi phải xử lý. Theo đề xuất của tôi, IPO có thể giải quyết được 90% hồ sơ tồn đọng trong vài tháng mà không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực đến nhà đầu tư EB-5 Trung Quốc. Với biện pháp này, IPO sẽ tạo ra một phương pháp giúp quá trình xử lý hồ sơ của họ trở nên hiệu quả hơn khi nhu cầu EB-5 vẫn đang tăng mạnh và sẽ sớm có nhiều quốc gia rơi vào tình trạng vượt hạn mức thị thực. Theo đó, cơ quan phụ trách - đại diện chính quyền liên bang có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với những nhà đầu tư EB-5 từ các nước còn trong hạn mức thị thực để kịp thời trao cho họ quyền khởi đầu cuộc sống mới ở Mỹ như chúng ta đã cam kết với họ.

José Latour

Tags: EB5, DỰ ÁN EB5, VISA EB5, ĐẦU TƯ EB5, ĐỊNH CƯ MỸ, VISA ĐẦU TƯ EB5, THẺ XANH MỸ, ĐẦU TƯ MỸ, HOÀN VỐN EB5, THỊ THỰC ĐẦU TƯ, TRUNG TÂM VÙNG, THỊ THỰC EB5, USCIS, CHÍNH PHỦ MỸ, I-526,

DỰ ÁN EB5 RIVER OAK - DỰ ÁN ĐẦU TƯ EB5 CHUẨN TEA

YÊU CẦU TƯ VẤN